Nguồn gốc của Tết Trung Thu và bánh Trung thu bắt nguồn từ nhiều truyền thuyết, điển tích khác nhau trong văn hóa dân gian Việt Nam và Trung Quốc.
Theo truyền thuyết Trung Quốc, vua Đường Minh Hoàng một đêm dạo chơi vườn Ngự Uyển vào rằm tháng tám âm lịch thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Nhà vua thưởng thức cảnh tiên và nhạc tấu với những âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y săc sỡ. Đạo sĩ phải nhắc nhà vua mới chịu ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, vẫn còn vấn vương cảnh tiên nên ông đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn, bày tiệc ăn mừng và ăn bánh trung thu trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng. Lại có tương truyền loại bánh mà nhà vua ăn có tên bánh Hồ. Tuy nhiên, nhà vua không thực sự thích cái tên này và đã đặt tên là bánh Nguyệt cho thơ mộng và phù hợp với khung cảnh đêm rằm, và có tên bánh Trung Thu khi du nhập vào Việt Nam (có nghĩa là bánh của lễ giữa mùa thu, người ta nói trăng giữa mùa thu luôn là trăng tròn và sáng nhất trong năm). Ngoài ra, theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh Trung Thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào.
Ở Việt Nam, nguồn gốc của tết trung thu lại có truyền thuyết về chị Hằng, chú Cuội. Trên thiên đình, có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga rất xinh đẹp được giao cai quản mặt trăng. Nàng rất yêu trẻ con nên mơ ước của nàng là được ghé xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhưng quy định của tiên giới không cho phép. Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh, và phần thưởng là một điều ước. Hằng Nga liền tham gia với hy vọng sử dụng điều ước của mình để xuống trần thế chơi cùng trẻ em. Khi xuống trần gian để tìm ý tưởng làm bánh, nàng gặp được Cuội – một chàng trai chuyên gia nói dóc mua vui cho trẻ em. Cuội ngoài ra còn rất giỏi nấu nướng nên thường tự tay làm bánh cho trẻ con trong làng ăn nên các bé rất yêu quý Cuội. Hằng Nga biết vậy rất vui mừng và ngỏ ý nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh mới, thế là Cuội đưa ra một sáng kiến là cứ bỏ tất cả mọi nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên, gồm trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng…Đây tương truyền chính là nguồn gốc của bánh trung thu ngày nay. Hằng Nga trở lại thiên đình đem những chiếc bánh của trần gian lên dự thi. Cuội vì lưu luyến không muốn rời xa nàng, nên đã nắm chặt lấy tay nàng cùng cây đa đầu làng lên cung trăng. Có đôi lúc nhớ nhà, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã, đây tương truyền cũng là nguồn gốc hình ảnh mà con người thường thấy khi nhìn lên mặt trăng. Về phần Hằng Nga, món bánh độc đáo của nàng đã giành giải nhất và được đặt tên là “bánh Trung Thu“. Nàng sử dụng điều ước để mỗi Trung thu được cùng Cuội xuồng trần gian vui chơi cùng trẻ nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung Thu”.
Từ đó, cứ mỗi độ Tết Trung Thu, chị Hằng và chú Cuội lại được xuống trần gian để mang niềm vui cho các em, món bánh Trung Thu từ đó cũng trở thành món ăn đặc sắc không thể thiếu trong ngày này.Từ đó về sau, cứ đến ngày Rằm tháng Tám, là lúc trăng sáng và tròn nhất, người ta lại tổ chức rước đèn, múa rồng múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng và đàn Thỏ xuống mặt đất vui chơi. Bánh Trung thu làm thành hình mặt trăng để tưởng nhớ cuộc liên hoan vui vẻ dưới trăng buổi tối mà trẻ con quen gọi là Tết Trung Thu.
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Người Việt Nam quan niệm tết Trung Thu là Tết thiếu nhi, trong khi Người Trung Quốc cho đây là một dịp thưởng thức bánh trung thu, thưởng thức tiết trời, cảnh vật vào thời điểm đẹp nhất của mùa thu. Trẻ em Việt Nam được ăn cỗ, bánh trung thu, rước đèn và xem múa lân trong dịp này, và các hoạt động được tổ chức ra cũng nhằm mục đích vui chơi giải trí của trẻ em. Trung Quốc thường tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán trong khi Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu, với mục đích náo động không khí cho trẻ em vui chơi.
Một ý nghĩa thú vị khác của Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Tết Trung thu là thời điểm giữa mùa thu, là thời gian người Á Đông thu hoạch xong mùa mang và chuẩn bị mở các lễ hội đón rằm tháng Tám trong niềm hân hoan, vui mừng và ấm áp. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Ngày nay, người Việt còn xem tết Trung thu với những hộp bánh Trung thu như một dịp tri ân đến người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đồi tác, một lời cảm ơn thanh nhã và đậm tính truyền thống. Tuy nhiên, như nhiều người nhận xét, ăn bánh không vui bằng ăn “không khí lễ”, những hộp bánh Trung thu chỉ truyển tải đầy đủ ý nghĩa của dịp tết này khi được thưởng thức cùng những người thân yêu trong bầu không khí rộn ràng và mát lành của tiết trời mùa thu.
Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức,HCM
Hotline: 0903 132 585 – 0933 138 885 -0122 7954 006
Tel: 08.6270 0998 – 08.38374987 Fax: 08. 38360973
Email : banhtrungthu999@gmail.com
Website:
Facebook:
facebook.com/dailybanhtrungthu.com.vn
Bánh Trung Thu Kinh Đô – Givral –Brodard-Như Lan-Baker’s Cottage Chiết Khấu Tới 30%
Bảng chiết khấu tham khảo bánh trung thu Kinh Đô 2016
SỐ LƯỢNG | 1-10 HỘP | 10-20 HỘP | 21-50 HỘP | 51-100 HỘP | 101-200 HỘP | 200-500 HỘP | TRÊN 500 HỘP |
MỨC CHIẾT KHẤU (%)BTT KINH ĐÔ | 1-10% | 10-15% | 15-19% | 20%-24% | 25% | 26% | LIÊN HỆ |
Dailybanhtrungthu.com.vn Địa chỉ MUA BANH TRUNG THU 2016 UY TIN TP HO CHI MINH
banh trung thu givral 2016 | banh trung thu brodard 2016 | banh trung thu kinh do 2016 | banh trung thu nhu lan 2016