Một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt mang đến bầu không khí ấm áp và đoàn viên có thể kể đến là Tết Trung Thu. Đây không chỉ đơn thuần là ngày lễ mà còn chứa đựng giá trị văn hoá sâu sắc. Hãy cùng Bánh Trung Thu CQ Mart tìm hiểu ý nghĩa của Trung Thu trong văn hoá Việt Nam qua bài viết sau.
Tết Trung Thu 2024 rơi vào ngày nào?
Tết Trung Thu năm 2024 sẽ rơi vào ngày thứ ba 17/09/2024 dương lịch
Tết Trung Thu sẽ rơi vào ngày nào trong năm 2024 là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trong thời gian gần đây. Vì Tết Trung Thu sẽ diễn ra vào ngày 15/08 Âm lịch hằng năm nên Tết Trung Thu năm 2024 sẽ rơi vào ngày thứ ba ngày 17/09/2024 dương lịch.
Ý nghĩa Tết Trung Thu đối với người Việt
Ý nghĩa Tết Trung Thu đối với nhiều gia đình Việt Nam
Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Thiếu nhi, Tết trông trăng, là ngày Tết của tình thân và sự yêu thương. Vào dịp này, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum họp và cùng nhau ngắm trăng, ăn bánh và trò chuyện. Đồng thời, con cháu sẽ thể hiện sự quan tâm, yêu thương đến ông bà, cha mẹ bằng những lời chúc Tết Trung Thu.
Như vậy, ý nghĩa Tết Trung Thu đối với người dân Việt Nam đó là sự ấm áp, yêu thương và kết nối giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Vào ngày này, trẻ em trên khắp đất nước sẽ được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân,…
Theo quan niệm của người xưa, việc ngắm trăng vào ngày 15/08 Âm lịch hằng năm là để dự đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia. Nếu trăng có màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, trăng màu xanh hoặc lục sẽ có thiên tai, trăng màu cam trong sáng nghĩa là đất nước sẽ thịnh trị.
Tết Trung Thu hiện đại: Giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống
Tết Trung Thu hiện đại vẫn giữ được nét đẹp truyền thống
Có thể nói, Tết Trung Thu ngày xưa là thời khắc tươi đẹp của tình yêu gia đình, tâm linh, sáng tạo và niềm vui của trẻ nhỏ. Mặc dù đã có nhiều sự thay đổi theo năm tháng nhưng Tết Trung Thu hiện đại vẫn giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp như sau:
Tết Trung Thu trong đời sống gia đình
Mặc dù đời sống đô thị và công việc bận rộn khiến cho việc họp mặt gia đình có phần khó khăn. Tết Trung Thu vẫn là dịp quan trọng để gia đình tụ họp và thể hiện tình cảm gia đình. Chỉ cần mọi người cùng quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên là đã thể hiện được giá trị gắn kết gia đình mạnh mẽ vào dịp Tết đoàn viên.
Giá trị tâm linh và truyền thống
Ý nghĩa Tết Trung Thu qua nét đẹp tâm linh vẫn được tôn trọng và duy trì cho đến ngày nay. Nhiều gia đình vẫn cúng bái ông bà tổ tiên và các vị thần trong dịp đặc biệt này. Điều này thể hiện lòng biết ơn đối với những gì mà ta đã kế thừa từ những thế hệ trước. Từ đó, giúp chúng ta cảm thấy tĩnh tâm và bình an trong cuộc sống thường ngày.
Niềm vui của trẻ nhỏ và giáo dục
Dù là Tết Trung Thu hiện đại hay ngày xưa thì đây vẫn là ngày lễ đặc biệt dành riêng cho trẻ nhỏ. Mặc dù có sự thay đổi trong cách vui chơi giải trí nhưng nét đẹp truyền thống của Tết Trung Thu vẫn được truyền đạt qua giáo dục thông qua các hoạt động như làm lồng đèn, xem múa lân, gửi lời chúc Tết Trung Thu đến với gia đình… Điều này sẽ giúp trẻ nhỏ hiểu và trân trọng những giá trị văn hoá lâu đời từ xưa của người Việt.
Câu hỏi liên quan
Một số câu hỏi liên quan về Tết Trung Thu ở Việt Nam
Nếu như bạn muốn biết thêm về ý nghĩa Tết Trung Thu, hãy cùng tìm hiểu thêm qua những câu hỏi thường gặp sau đây:
Nguồn gốc Tết Trung Thu là gì?
Tết Trung Thu thường gắn liền với 3 truyền thuyết phổ biến đó là Hằng Nga – Hậu Nghệ & vua Đường Minh Hoàng của Trung Quốc; sự tích chú Cuội ở Việt Nam. Theo một số nhà khảo cổ học, hình ảnh Trung Thu đã được tìm thấy trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
Từ đó suy ra, Tết Trung Thu có lẽ bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng châu thổ sông Hồng Việt Nam. Đây là một lễ hội mừng thu hoạch được mùa và cũng là thời khắc những người nông dân sẽ nghỉ ngơi và vui chơi sau khi mùa vụ hoàn thành.
Tết Trung Thu ăn gì?
Có rất nhiều món ăn mà bạn có thể thưởng thức vào đêm Trung Thu cùng gia đình và những người thân yêu. Sau đây là một số gợi ý các món ăn gồm bánh trung thu, chè trôi nước, gỏi bưởi, cốm, canh khoai môn, các món ăn được chế biến từ ngó sen,…
Tết Trung Thu chơi ở đâu?
Nếu như bạn chưa biết Tết Trung Thu chơi ở đâu, bạn có thể đến một số địa điểm vui chơi tại Sài Gòn. Cụ thể là phố lồng đèn quận 5; phố đi bộ Nguyễn Huệ; Cầu Ánh Sao – hồ Bán Nguyệt; công viên giải trí Thỏ Trắng, nhà thiếu nhi Thành phố, Landmark81,…
Vậy là Bánh Trung Thu CQ Mart đã giải thích ý nghĩa Tết Trung Thu qua bài viết trên đây. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày lễ đặc biệt này của người Việt. Nếu như bạn có thêm những thông tin thú vị khác về Tết Trung Thu, hãy chia sẻ thêm với chúng tôi nhé!